Sự kiện

SHARE

Cuộc đua của thị trường sữa Việt Nam đã đạt đến tầm cao mới

03/11/2023

Ngành sữa Việt Nam trước áp lực giá nguyên liệu đầu vào cao kỷ lục

Bên cạnh sự sụt giảm tình hình kinh doanh thị trường sữa trong nước, giá sữa nguyên liệu trên thế giới lại đang tăng 60% khiến các doanh nghiệp trong nước lao đao, phải thực hiện tăng giá và tìm cách cân đối chi phí.

Theo báo cáo tổng hợp, trong những quý đầu năm, giá nguyên liệu sữa tại châu Âu đã hai lần lập đỉnh mới lên mức 5.100 euro/tấn và tại khu vực Nam Mỹ là 4.300 USD/tấn. So với cùng kỳ 2022, năm nay Việt Nam đã đẩy mạnh hơn nhập khẩu sữa nguyên liệu từ Mỹ.

Còn đối với nguồn nguyên liệu nhập từ New Zealand - nguồn nhập khẩu chính của thị trường sữa Việt Nam, lại đang giảm do sản lượng bị hạn chế hơn vì ảnh hưởng của Covid-19 khiến nước này thiếu lao động. Điều này đã càng góp phần khiến giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp thị trường sữa trong nước tăng cao.

Trước sức ép của giá nguyên liệu đầu vào, nhiều thương hiệu thị trường sữa trong nước đã phải thay đổi giá mới. Theo báo cáo tổng hợp, sữa chua, sữa nước và sữa bột nội địa cũng như nhập khẩu đều đã được điều chỉnh tăng từ 5 đến 10% trong các tháng đầu năm.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực theo giới phân tích nhận định, giá bột sữa sẽ hạ nhiệt trong nửa sau 2023 do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ của thị trường sữa trên toàn cầu đang yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, đây sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất sữa ghi nhận biên lợi nhuận gộp phục hồi trong 2023 khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu bắt đầu giảm bớt.

Tín hiệu đáng mừng tiếp theo là giá bột sữa (USD/tấn) - nguyên liệu cho sản xuất sữa đã hạ nhiệt. Tính đến ngày 21/3/2023, giá bột sữa đã giảm dần 29,8% so với cùng kỳ và giảm thấp hơn 32,1% so với mức đỉnh vào cùng kỳ tháng 3/2022.

Giá bột sữa được dự báo sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm 2023 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu đang suy yếu trong ngắn hạn, trong khi sản lượng bột sữa sẽ tăng trong năm 2023.

Cơ hội phục hồi và tăng trưởng của thị trường sữa Việt Nam 2023

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam. Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028). Dự báo về thị trường sữa trong năm 2023, các chuyên gia nhận định giá bột sữa sẽ hạ nhiệt do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ có cơ hội ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.

Để không bị lung lay trước cơn bão giá về nguyên liệu trên thế giới xảy ra bất ngờ, thị trường sữa Việt cần chuyển mình sang xây dựng các trang trại theo hướng hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng xanh bền vững và đa dạng sản phẩm.

Tham vọng cạnh tranh trong tăng trưởng của các ông lớn ngành sữa

Theo nhiều đơn vị dự báo, năm nay sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường sữa Việt Nam khi tiêu thụ kênh nội địa đang đối mặt tình trạng suy giảm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu có vẻ không đủ bù đắp cho thị trường trong nước. Khó khăn vĩ mô có thể khiến nhu cầu tiêu thụ sữa tăng chậm lại từ đó khiến doanh thu sẽ tăng trưởng chậm theo. Theo đánh giá của Vinamilk, các đối thủ cạnh tranh trong thị trường sữa đang có những động thái khiến thị phần của Vinamilk ở một số phân khúc sản phẩm dần bị đe dọa, vì thế công ty sẽ phải cân nhắc khi tăng giá bán sản phẩm. 

Trong khi đó, một ông lớn khác – TH Milk lại đang tập trung phát triển, tiên phong đi đầu trên con đường chuyển đổi xanh. Chiến lược Tập đoàn TH đề ra cho mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính bắt đầu từ việc thông qua các sáng kiến, sáng tạo trong việc chuyển đổi cũng như việc sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến trong việc quản lý năng lượng hiệu quả tại các nhà máy của TH, đồng thời sử dụng các loại năng lượng tái tạo…

Mặt khác, theo đánh giá từ Tổng giám đốc Richard Kiger của FrieslandCampina Việt Nam (FCV), Dutch Lady -  thương hiệu sữa tươi đầy uy tín tại Việt Nam thuộc sở hữu của tập đoàn,  định hướng phát triển bền vững là lợi thế cạnh tranh và yếu tố tạo nên sự khác biệt của Dutch Lady.

Đại dịch Covid-19 có thể đã tác động tiêu cực nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, thậm chí gây thiệt hại về nhân mạng, nhưng lại khiến con người phải nhìn lại mọi hoạt động và trân trọng mọi thứ hơn. Vì vậy, phát triển bền vững là hướng đi phù hợp và kịp thời nhất trong giai đoạn khó khăn này của Dutch Lady.

Chiến lược này phù hợp với sứ mệnh “Nuôi dưỡng từ thiên nhiên” của tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu Royal FrieslandCampina, bao gồm các cam kết cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao cho người tiêu dùng trên toàn thế giới và giảm tác động đến môi trường trên hành tinh. Tại Việt Nam, chiến lược tập trung vào 4 mục tiêu chính: giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, cải thiện cuộc sống của người nông dân và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao.

 

Theo: Báo cáo ngành chế biến thực phẩm Việt Nam - VIRAC